Bảng chữ cái Tiếng Việt cũng giống như nhiều ngôn ngữ khác, là bước cần thiết đầu tiên khi tiếp xúc với Tiếng Việt. Đặc biệt là đối với các bé mới tập đọc và viết tiếng Việt. Vậy bảng chữ cái Tiếng Việt có bao nhiêu chữ, cách đọc thế nào… Hãy cùng theo dõi bài viết sau để tìm hiểu về bảng chữ cái Tiếng Việt chuẩn và mới nhất nhé! Thông qua bài viết, các bậc phụ huynh có thể hướng dẫn con em mình phát âm Bảng chữ cái tiếng Việt đúng chuẩn trong bước đầu học ngôn ngữ của trẻ. Bảng chữ cái tiếng Việt chuẩn của Bộ Giáo Dục và Đào tạo quy định gồm có 29 chữ cái.
Giới thiệu về chữ cái Tiếng Việt
Bảng chữ cái tiếng Việt là hệ thống các ký hiệu theo chữ Latinh dùng để ghép chữ có nghĩa và ghi lại ngôn ngữ theo dạng văn bảng theo cách phát âm của người Việt Nam. Chữ cái là nền tảng đầu tiên và cơ bản nhất trong việc học ngôn ngữ nói chung và tiếng Việt nói riêng. Trẻ em khi mới bắt đầu học chữ sẽ được làm quen với các chữ các có trong bảng chữ cái tiếng Việt. Nhờ có bảng chữ cái, mà con người có thể giao tiếp với nhau thông qua chữ viết. Bảng chữ cái tiếng Việt không chỉ phục vụ cho giáo dục, mà còn giúp chúng ta có thể ghi chép văn bản, tài liệu,… Chính vì thế bảng chữ cái chiếm giữ một vai trò vô cùng to lớn trong đời sống của người Việt Nam.
Lịch sử hình thành bảng chữ cái tiếng Việt
Bảng chữ cái tiếng Việt có tên gọi khác là chữ Quốc Ngữ. Chữ quốc ngữ được đặt nền móng đầu tiên bởi giáo sĩ người Pháp – Alexandre de Rhodes khi ông đến Việt Nam truyền giáo vào thế kỷ 16. Thời bấy giờ, chữ quốc ngữ chỉ mới hình thành, dựa trên chữ Latinh và được sử dụng với mục đích truyền giáo. Bảng chữ Quốc ngữ vẫn chưa được sử dụng rộng rãi như chữ Hán và chữ Nôm. Trải qua 3 thế kỷ tồn tại, đến thế kỷ thứ 19, chữ Quốc ngữ được công nhận là văn tự chính thức của Việt Nam. Hiện nay, chữ quốc ngữ có bảng chữ cái chuẩn với 29 chữ cái được phân thành các nguyên âm và phụ âm. Khi ghép các chữ cái này với nhau, kết hợp với việc sử dụng dấu thanh có thể tạo thành từ, cụm từ có nghĩa.
Bảng chữ cái Tiếng Việt chuẩn Bộ Giáo dục
Theo quy chuẩn mới nhất của Bộ Giáo dục và Đào tạo bảng chữ cái tiếng Việt gồm có 29 chữ cái. Với thành phần cụ thể như sau:
- 12 nguyên âm đơn bao gồm: a, ă, â, e, ê, i, o, ô, ơ, u, ư, y.
- 17 phụ âm đầu đơn bao gồm : b, c, d, đ, g, h, k, l, m, n, p, q, r, s, t, v, x.
- 3 nguyên âm đôi với nhiều cách viết: ia – yê – iê, ua – uô, ưa – ươ.
- 9 phụ âm đầu ghép 2 chữ: ph, th, tr, ch, gi, nh, ng, kh, gh.
- 1 phụ âm đầu ghép 3 chữ: ngh.
Mỗi chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt đều có 2 cách viết là viết thường và viết hoa. Chữ viết in nhỏ được gọi là chữ thường hoặc chữ in thường. Chữ viết in lớn được gọi là chữ hoa hoặc chữ in hoa.
Tuy các nét viết của chữ in thường và in hoa có sự khác nhau đôi chút. Nhưng cách đọc chữ in hoa và in thường là hoàn toàn giống nhau.
Cách phát âm bảng chữ cái tiếng Việt chuẩn
Sau quá trình biến đổi và cải tiến, trong chương trình học mới, bảng chữ cái tiếng Việt với 29 chữ cái sẽ có cách phát âm có phần khác hơn so với các đọc truyền thống. Các bậc phụ huynh có con em đang trong độ tuổi bước vào lớp 1 nên lưu ý để hướng dẫn trẻ làm quen và phát âm đúng với quy chuẩn. Dưới đây là bảng chữ cái viết thường, viết hoa, cách gọi tên chữ và phát âm:
Thứ tự | Chữ in thường | Chữ in hoa | Tên chữ | Cách phát âm |
1 | a | A | a | a |
2 | ă | Ă | á | á |
3 | â | Â | ớ | ớ |
4 | b | B | bê | bờ |
5 | c | C | xê | cờ |
6 | d | D | dê | dờ |
7 | đ | Đ | đê | đờ |
8 | e | E | e | e |
9 | ê | Ê | ê | ê |
10 | g | G | giê | giờ |
11 | h | H | hát | hờ |
12 | i | I | i | I |
13 | k | K | ca | ca/cờ |
14 | l | L | e – lờ | lờ |
15 | m | M | em mờ/ e – mờ | mờ |
16 | n | N | em nờ/ e – nờ | nờ |
17 | o | O | o | O |
18 | ô | Ô | ô | Ô |
19 | ơ | Ơ | Ơ | Ơ |
20 | p | P | pê | pờ |
21 | q | Q | cu/quy | quờ |
22 | r | R | e-rờ | rờ |
23 | s | S | ét-xì | sờ |
24 | t | T | Tê | tờ |
25 | u | U | u | u |
26 | ư | Ư | ư | ư |
27 | v | V | vê | vờ |
28 | x | X | ích xì | xờ |
29 | y | Y | i dài | i |
Bảng chữ cái tiếng Việt là chữ tượng thanh. Vì vậy, cách đọc và cách viết có sự liên quan với nhau. Nếu nắm được cách đọc của một chữ cái, bạn sẽ hoàn toàn có thể viết được chữ cái đó và ngược lại.
Nguyên âm
Khi phát âm nguyên âm tiếng Việt thì những dao động của thanh quản để tạo thành âm khi ta phát ra sẽ không bị vật cản bởi luồng khí thoát ra từ thanh quản. Nguyên âm có thể đứng riêng biệt hoặc kết hợp với phụ âm để tạo thành một tiếng. Bảng chữ cái tiếng Việt có 12 nguyên âm là: a, ă, â, e, ê, i, o, ô, ơ, u, ư, y. Trong đó, hai nguyên âm ă và â là hai nguyên âm ngắn. Đối với các nguyên âm i, ê, e được phát âm bằng cách đưa lưỡi ra phía trước, đồng thời thanh quản rung lên để tạo thành tiếng. Các nguyên âm (u, ô, o) khi phát âm lưỡi sẽ lùi về sau và tròn môi, đồng thời thanh quản rung lên để tạo thành tiếng. iê, uô, ươ là ba nguyên âm kép phát âm bắt đầu bằng i, u, ư sau đó trượt nhanh xuống ê, ô, ơ.
Phụ âm
Phụ âm trong bảng chữ cái tiếng Việt được phát âm bằng cách đóng thanh quản một phần hoặc hoàn toàn. T: phát âm bằng phần phía trước của lưỡi; K: phát âm bằng mặt lưng của lưỡi; H: phát âm từ cổ họng; S phát âm bằng cách đưa không khí qua một đường thoát hẹp; M và N phát âm bằng cách cho luồng không khí từ thanh quản thoát ra từ mũi (hay còn gọi là âm mũi). Bảng chữ cái tiếng việt có các phụ âm đơn. Ngoài ra, các phụ âm đơn này còn có thể kết hợp với nhau để tạo thành 11 phụ âm kép bao gồm:
- Ph (phát, phương, phụng phịu)
- Th (thướt tha, thong thả)
- Tr (tràng, trượt, trực, trào)
- Gi (giảm, giá )
- Ch (chương, chào, chủ)
- Nh (nhám, nho, nhưng)
- Ng (ngậm, người)
- Kh (khỏe, khoe)
- Gh (ghế, ghi, ghé, ghẹ)
- Ngh (nghề nghiệp)
- Qu (quả, quyển)
Dấu thanh trong tiếng Việt
Dấu thanh hay còn được gọi tắt là dấu trong tiếng Việt là thành phần đặt biệt quan trọng để tạo thành ngôn ngữ. Mỗi cách kết hợp dấu thanh với chữ cái sẽ tạo thành những từ có ngữ nghĩa hoàn toàn khác nhau. Để giúp trẻ có thể nói và viết tiếng Việt đúng, các bậc phụ huynh cần chú ý nhấn mạnh phần dấu khi hướng dẫn trẻ học. Cách phát âm của dấu thanh cũng tương tự như hình thể của dấu. Có 5 loại dấu thanh trong tiếng Việt bao gồm:
- Dấu huyền ( ` )
- Dấu sắc ( ´ )
- Dấu hỏi
- Dấu ngã ( ~ )
- Dấu nặng ( . )
Ngoài ra còn có thanh ngang (không dấu thanh). Tuy nhiên thanh ngang thường được hiểu là không dấu và sẽ không đề cập đến thanh ngang ở đây. 3 trong số 5 dấu thanh của tiếng Việt được Alexandre de Rhodes lấy từ tiếng Hy Lạp cổ, còn dấu chấm hỏi được lấy từ tiếng La tinh. Dấu nặng ( . ) có bản chất là một chữ trong tiếng Hy Lạp. Qua quá trình sử dụng và cải cách, tiếng Việt ngày càng hoàn thiện hơn về ngữ nghĩa. Quy tắc đặt dấu thanh cũng được quy định cụ thể và tuân thủ nhằm tạo nên sự thống nhất trong chữ viết.
Quy tắc đặt dấu thanh trong tiếng Việt
Vậy làm cách nào để đặt dấu thanh cho chính xác khi viết tiếng Việt. Các nhà ngôn ngữ học đã thống nhất và đưa ra quy tắc chuẩn cho việc đặt dấu thanh. Quy tắc này được Bộ giáo dục và Đào tạo Việt Nam áp dụng trong hệ thống giáo dục ở mọi cấp bậc trên cả nước. Cấu tạo chuẩn của “tiếng” Mỗi “tiếng” trong tiếng Việt được cấu tạo bởi 3 bộ phận, bao gồm âm đầu, vần và thanh. Ba bộ phần này giúp cho “tiếng” được đọc và viết một cách rõ ràng nhất. Vần lại được chia nhỏ hơn thành 3 bộ phận khác nhau là âm chính, âm đệm và âm cuối. Ví dụ như là tiếng “cháu” được tạo nên bởi âm đầu là “ch”, vần là “au”, và thanh đó là dấu sắc ( ´ ). Phần lớn các tiếng đều có cấu tạo gồm vần và thanh. Một số tiếng không có âm đầu như ao, em, ăn, uống,… Một số tiếng không có thanh (hoặc thanh ngang) như: ba, xa, me, ta,… Quy tắc đặt dấu thanh trong tiếng Việt được quy định rõ ràng để thuật tiện cho việc viết chữ. Các dấu thanh thường được đặt bên trên hoặc bên dưới của vần. Cụ thể hơn, dấu thanh được đặt tại ký tự ghi âm chính trong tiếng. Tuy vậy, không phải lức nào cách đặt dấu thanh cũng được áp dụng cho mọi trường hợp. Ví dụ, nếu một tiếng có cấu tạo bởi một nguyên âm đôi như ua, oi, ai,…. thì quy tắc đặt dấu thanh trong sẽ có sự khác biệt đôi chút. Cụ thể như sau: Nếu âm chính trong vần chỉ có một nguyên âm duy nhất trong số các nguyên âm đơn trong bảng chữ cái tiếng Việt thì dấu thanh sẽ được đặt tại ngay âm chính đó. Ví dụ như: hạ, gà, lọ,… Nếu có âm cuối sau nguyên âm đôi thì dấu thanh sẽ được đặt tại nguyên âm đứng sau cùng của âm chính. Ví dụ như là: nhiều, thuật,… Nếu không có âm cuối đứng sau nguyên âm đôi thì dấu thanh sẽ được đặt tại âm đầu tiên của âm chính. Ví dụ như là: sắt, tàn, tộc,…. Những quy tắc về cách sử dụng dấu thanh trong tiếng Việt đã góp phần hoàn thiện tiếng Việt và tạo nên sự nhất quán. Điều này giúp cho việc giảng dạy và học tập được dễ dàng hơn. Trên đây là những chia sẻ, tổng hợp về bảng chữ cái tiếng Việt cũng như cách phát âm bảng chữ cái tiếng Việt chuẩn theo quy định từ bộ giáo dục và cách sử dụng dấu thanh trong tiếng Việt. Hy vọng bài viết là nguồn tham khảo hữu ích cho những ai đang có nhu cầu tìm hiểu về bảng chữ cái tiếng Việt.